Tra cứu kiểu dáng công nghiệp là hoạt động tìm kiếm đối chứng (những kiểu dáng trùng hoặc tương tự với kiểu dáng của người đăng ký) để đánh giá khả năng bảo hộ sở hữu công nghiệp, gia tăng khả năng đăng ký thành công và tránh những rắc rối pháp lý phát sinh. Ngoài ra hoạt động tra cứu góp phần gián tiếp nghiên cứu thị trường, khảo sát được thực trạng sản xuất sản phẩm và những sản phẩm dự kiến xuất hiện trong thời gian tới.

Monday VietNam sẽ hướng dẫn cách tra cứu tên nhãn hiệu cơ bản nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm được như sau:

Bước 1. Xác định phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp, về nguyên tắc, chỉ được bảo hộ trong phạm vi ngành nghề mà chúng ta đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Do đó, trước khi tiến hành việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp, chúng ta cần xác định được phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp. Việc này nhằm tránh việc đăng ký không bao quát hết phạm vi các hoạt động kinh doanh hoặc đăng ký quá nhiều (tăng khả năng trùng với đối chứng được phát hiện và phát sinh chi phí).

Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ đang sử dụng Bảng phân loại quốc tế Locarno-8 làm căn cứ để xác định phạm vi bảo hộ. Bảng phân loại có hơn 30 nhóm hàng hóa bao quát gần như tất cả các hoạt động kinh doanh. Chúng ta có thể truy cập về Bảng phân loại tại đây trang thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: Chúng ta cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng cho một chiếc đàn guitar thì nhóm đăng ký rơi vào nhóm 17 – Nhạc cụ.

Bước 2. Truy cập vào Cơ sở dữ liệu để tra cứu

Chúng ta có thể thực hiện việc tra cứu này hoàn toàn online với hệ thống Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ cũng như các cơ quan liên quan. Monday VietNam xin trích dẫn đường link truy cập như sau:

Ảnh chụp trang web sau khi truy cập vào link vừa nêu

Ảnh chụp trang web sau khi bấm vào mục tra cứu – thống kê

Bước 3. Nhập các thông tin để tra cứu

Ảnh chụp trang web quá trình thao tác

Tại thanh công cụ bên trái, ô phân loại, người dùng có thể tick chọn thêm các “trường tra cứu”. Theo đó, như tại ô phân loại Locarno, sau khi được tick chọn thì ô trung tâm xuất hiện thêm dòng “Phân loại Locarno”. Sau khi phân nhóm thì các khoản nhỏ sẽ xuất hiện, điển hình như phân nhóm 25 và hệ thống hiển thị ra 25-01; 25-02. 

Bên cạnh đó thì các trường “Tên”; “Chủ đơn”; … cũng là sự lựa chọn hoàn hảo bên cạnh phương pháp phân nhóm. 

Bước 4. Xem và đánh giá kết quả tra cứu kiểu dáng công nghiệp

Ảnh minh họa nhập từ khóa “thùng loa guitar” vào trường “Tên”

 

Ảnh minh họa bấm vào kết quả tra cứu

Như có thể thấy, sau khi kết quả tra cứu được hiện ra, những thông tin cụ thể liên quan đến kiểu dáng được thể hiện. Người tra cứu có thể đọc hết thảy hay sàng lọc lại những gì mình cần. Các thông tin đều miễn phí và được chất lọc.

Để biết thêm thông tin chi tiết, người dùng có click vào ô hình vẽ và tiến trình xử lý. Nội dung liên quan bản phác thảo, định hình và quá trình xử lý của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền sẽ được công khai tiện cho việc theo dõi. Ảnh đính kèm:

Các thông tin cần lưu ý khi tra cứu kiểu dáng:

  1. Đối tượng của kiểu dáng công nghiệp phát hiện sau tra cứu có trùng với đối tượng của mình dự định đăng ký hay không.
  2. Kiểu dáng đó đã được cấp bằng bảo hộ hoặc chưa hoặc không được cấp bằng.
  3. Kiểu dáng đó còn hiệu lực bảo hộ hay đã hết hạn.

Trên đây là hướng dẫn của Monday VietNam để mọi người có thể thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu của mình. Mong rằng sẽ giúp ích đến mọi người trong quá trình xác lập và bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Ngoài ra chúng ta còn có thể liên hệ các dịch vụ tra cứu chuyên sâu bên ngoài, góp phần tra cứu chính xác nhất những gì người tra cứu cảm thấy cần thiết.

Với nhiều năm hoạt động trong ngành, chúng tôi có khá đầy đủ thông tin về số lượng lớn các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã nộp tại Việt Nam và nước ngoài, cùng dữ liệu từ cơ quan Sở hữu trí tuệ của VN, khu vực Asean và quốc tế (Wipo) … cộng với khả năng chuyên môn sâu, giúp chúng tôi tự tin cung cấp dịch vụ tra cứu và phản hồi nhanh kết quả một cách chi tiết về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

 

Rate this post

MONDAY VIETNAM

  • E-mail: shtt@mondayvietnam.com
  • Điện thoại: 086 200 6070 – Hotline: 0932189012
  • Trụ sở: 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • VPGD: Tầng 5, 205A Thuỷ Lợi 4 Tower, Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Tây Nguyên: 124 Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, ĐakLak.
  • Hà Nội: Tầng 5, Số 4, Ngõ 81 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa